Nhóm làm việc
Tìm hiểu những chủ đề được đề cập bởi dự án OrganoRice
Dự án OrganoRice bao gồm các nhóm làm việc sau:
Soil
Phân silic trong canh tác lúa hữu cơ
Tại sao
Việc chuyển đổi từ canh tác lúa truyền thống sang sản xuất lúa hữu cơ yêu cầu phải đảm bảo việc canh tác được bảo vệ nhằm tránh các mầm bệnh và ô nhiễm khi không sử dụng thuốc trừ
sâu và phân bón vô cơ. Với mục đích này, việc sử dụng phân silic (Si) là một giải pháp khả thi, có vai trò tăng cường sự phát
triển của cây trồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của mầm bệnh và các kim loại nặng như cadmi (Cd) và thạch tín (As) – những chất ô nhiễm phổ biến ở nhiều khu vực canh tác lúa.
Bằng cách nào
Nhiều loại và lượng phân bón silic khác nhau sẽ được thử nghiệm trong nhà lưới và ngoài đồng lúa để lựa chọn phương thức bón phân silic tối ưu, với mục đích tối đa hóa năng suất, giảm thiểu bệnh hại và giảm thiểu sự hấp thu chất ô nhiễm của cây lúa, và các mục tiêu này sẽ được theo dõi xuyên suốt dự án. Ngoài ra, các thí nghiệm dán nhãn đồng vị 29Si ổn định sẽ được
thực hiện trong các nghiệm thức nhà lưới để theo dõi phân silic trong hệ thống canh tác lúa và bước đầu đánh giá hiệu quả sử dung phân silic trong canh tác lúa hữu cơ tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Kết quả mong đợi
Một chiến lược bón phân silic tối ưu sẽ được phát triển cho khu vực sản xuất lúa hữu cơ tại khu vực ĐBSCL. Nếu cần, các chiến lược khác sẽ được áp dụng cho những điều kiện đất
khác nhau ở khu vực ĐBSCL. Hiệu quả sử dụng phân silic sẽ được định lượng để cung cấp kiến thức nền về phân bón silic, hỗ trợ các nhóm
nông dân quan tâm đến chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ trong tương lai, hay những người chỉ muốn sử dụng phân silic để cải thiện chất lượng và sản lượng lúa.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng
Lý do quan trắc đất và nước
Các sản phẩm sản xuất hữu cơ như gạo phải đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trước khi đưa ra thị trường nội địa và quốc tế.
Vì vậy, những hiểu biết về ô nhiễm đất và nước tưới do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng đóng vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch, thiết lập và vận hành sản xuất lúa hữu cơ. Nhìn chung, các địa điểm sản xuất hữu cơ nên là những khu vực có mức độ ô nhiễm thấp, và ít chịu tác động bởi các chất nhiễm bẩn từ các mô hình canh tác truyền thống hoặc các nguồn thải khác từ hoạt động của con người.
Ngoài ra, khả năng cắt giảm các chat gây ô nhiễm nên được quan trắc liên tục theo thời gian để đảm bảo được chất lượng gạo tối ưu.
Phương pháp quan trắc đất và nướ
Ô nhiễm nền do thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng sẽ được xác định ở cấp độ cảnh quan trước khi chuyển đổi từ sản xuất lúa gạo truyền thống sang sản xuất hữu cơ. Vì vậy, các mẫu đất sẽ được thu ở các vị trí cách đều nhau và là nơi có khả năng dễ bị ô nhiễm (ví dụ: các kênh nước tưới chính, khu vực trồng cây ăn trái và canh tác rau màu).
Trong suốt quá trình chuyển đổi, những điểm trên sẽ tiếp tục được thu mẫu và theo dõi. Trong khu vực này, đất và nước sẽ được lấy mẫu để phân tích thường xuyên. Toàn bộ mẫu sẽ được chuyển về Đức và xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng LC-MSMS và xác định nồng độ kim loại nặng bằng ICP.
Kết quả mong đợi
Chương trình khảo sát thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng sẽ cho phép theo dõi hiệu quả ”tự làm sạch” của đất sau khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Ngoài ra, chương trình sẽ cung cấp thông tin về rủi ro của thuốc trừ sâu và kim loại nặng khi được chuyển từ canh tác truyền thống sang khu vực canh tác hữu cơ thông qua nước tưới và lũ. Kết hợp với thông tin chi tiết về sử dung đất đai từ công nghệ viễn thám và hệ thống thủy lợi có thể được cung
cấp cho các nhà hoạch định và lập kế hoạch. Cuối cùng, những kết quả này sẽ được sử dụng để xây dựng những bản đồ khu vực tiềm năng cho việc canh tác hữu cơ ở các tỉnh được nghiên cứu.
Hydrology
Các loài chuồn chuồn phản ánh chất lượng môi trường
Việc chuyển đổi sang thực hành hữu cơ chỉ hữu ích thị trường đầu ra có tiềm năng. Nhằm hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi trong thị trường, cần có một bản đồ cơ hội với các tổ chức, lộ trình và những cân nhắc để tồn tại được trên thị trường. Chân dung khách hàng/ người tiêu thụ cuối cùng cần được xác định và được thông tin về những lợi ích của việc tiêu thụ gạo hữu cơ vì chính họ là những người đánh giá cuối cùng, từ đó thể hiện mức tiêu thụ của thị trường.
Ngoài ra, các nhân tố khác liên quan đến thị trường như nhà sản xuất, thương nhân, người bán buôn và chính quyền cũng cần được khuyến khích để hỗ trợ cả quá trình chuyển đổi ban đầu và cung cấp khả năng tiếp cận thị trường liên tục.
Phương pháp
Trước tiên, chúng tôi sẽ điều tra các loài chuồn chuồn hiện diện trên các cánh đồng lúa đang được canh tác thông thường và các sinh cảnh lân cận của chúng (ao, mương, v.v.), sau đó theo dõi những
oài này sau khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Chúng tôi sẽ thu thập dữ liệu về chuồn chuồn trưởng thành, cũng như dữ liệu về ấu trùng và vỏ lột của chúng nếu có thể. Với kết quả thu được, chúng tôi sẽ phát triển một phương pháp xác định đơn giản, có thể được nông dân
sử dụng để tự đánh giá chất lượng môi trường với chuồn chuồn.
Kết quả mong đợi
Vì sinh cảnh – sau khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ – sẽ đa dạng hơn về côn trùng (trưởng thành và ấu trùng) và cả giun, v.v., là con mồi của chuồn chuồn, hệ động vật sẽ đa dạng hơn và quy mô quần thể cũng lớn hơn. Ít thuốc trừ sâu cũng sẽ dẫn đến hiệu ứng này và kết quả là hệ sinh thái ruộng lúa sẽ “khỏe mạnh” hơn.
Tìm hiểu động thái của nước mặt tại đồng bằng
Tại sao
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng phát triển rất năng động và rất cần các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc giám sát cây trồng và các yếu tố thủy văn (về số lượng, chất lượng và lộ trình) giúp xác định các vùng thích hợp cho canh tác
lúa hữu cơ. Một khía cạnh quan trọng là giảm thiểu tác động của nước tưới từ các cánh đồng canh tác thông thường lên các cánh đồng lúa hữu cơ. Do đó, việc tìm hiểu đường đi của thuốc trừ sâu và các hóa chất khác ảnh hưởng đến nguồn nước như thế nào cần được xác
định nhằm tránh sự xung đột giữa canh tác thông thường và canh tác hữu cơ qua đó đáp ứng các tiêu chí của chứng nhận hữu cơ.
Bằng cách nào
Viễn thám và mô hình thủy văn là những công cụ hữu hiệu để lập bản đồ, dự đoán và tối ưu hóa các loại cây trồng, thực hành nông nghiệp (thông thường và hữu cơ) và lộ trình tưới tiêu ở
ĐBSCL. Các vệ tinh Copernicus của Châu Âu Sentinel-1 và Sentinel-2 mang các cảm biến radar và đa phổ, có thể giám sát các điều kiện phát triển của thực vật ở độ phân giải không gian cao.
Việc phân tích dữ liệu vệ tinh sẽ được kết hợp với các mô hình khái niệm về đường dẫn dòng nước tưới sẽ góp phần lập kế hoạch tối ưu cho các địa điểm thực hành canh tác hữu cơ và phi hữu cơ. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ phân tích các tài liệu quy hoạch, dữ liệu cơ sở hạ tầng và kết nối với cơ quan địa phương để tìm hiểu thêm về công tác khai thác và quản lý hệ thống thủy lợi.
Kết quả mong đợi
Sản phẩm cuối cùng trong gói công việc này sẽ là một bản đồ tiềm năng về mặt không gian với các đề xuất và thông tin chi tiết cho các khu vực sản xuất lúa hữu cơ tiềm năng ở các tỉnh thí điểm tại ĐBSCL. Bản đồ này sẽ được cung cấp cho các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương để phát triển các vùng sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn.
Ngoài ra, các khuyến nghị về lộ trình tưới tiêu tối ưu sẽ được cung cấp để giúp duy trì sản xuất hữu cơ cùng tồn tại với canh tác thông thường.
Pest management
Tại sao phải nghiên cứu giải pháp bảo vệ thực
vật trong canh tác lúa hữu cơ
Sâu bệnh hại cây trồng là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất lúa. Phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào việc sử dụng hóa chất. Trong canh tác lúa hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật bị loại trừ triệt để. Vì vậy, các giải pháp quản lý sâu bệnh dựa trên các biện pháp thân thiện với môi trường như biện pháp canh tác tốt kết hợp các giải pháp như áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa-bờ hoa”, biện pháp sinh học bảo tồn hay bổ sung, biện pháp kích kháng trong phòng trừ dịch hại cho canh tác lúa hữu cơ là giải pháp tất yếu trong nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Làm thế nào quản lý dịch dại trong canh tác lúa hữu cơ
Nghiên cứu gồm 6 hoạt động, trong đó hoạt động 1-5 gồm (1) mô hình công nghệ sinh thái “ruộng lúa- bờ hoa” trên nguyên lý bảo tồn thiên địch để quản lý côn trùng gây hại, (2): Nghiên cứu về biện pháp canh tác như làm đất và quản lý nước trong quản lý cỏ dại; (3) nghiên cứu biện pháp canh tác và biện pháp sinh học để quản lý ốc bươu vàng; (4) Nghiên cứu ứng dụng
hóa chất tín hiệu và biện pháp sinh học trong quản lý côn trùng gây hại; (5) nghiên cứu biện pháp kích kháng và sinh học để quản lý bệnh hại lúa. Các nghiên cứu này chủ yếu sẽ tiến hành khảo nghiệm ở điều kiện đồng ruộng. Các
giải pháp quản lý tiềm năng cho từng loại dịch hại sẽ được áp dụng trong hoạt động 6: “Xây dựng quy trình kiểm soát dịch hại tổng hợp cho canh tác lúa hữu cơ”.
Kết quả mong đợi
- Xác định các biện pháp tiềm năng để kiểm soát cỏ dại, ốc bươu vàng, côn trùng gây hại ( sâu cuốn lá, rầy nâu, v.v.), bệnh hại (đạo ôn, cháy bìa lá, thối hạt, v.v.) cho canh tác lúa hữu cơ.
- Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mang lại hiệu quả trong quản lý các loại dịch hại quan trọng trong mô hình sản xuất lúa hữu cơ để chuyển giao cho nông dân.
Field planning
Tại sao
Các thí nghiệm và quan trắc quy mô cảnh quan và quy mô đồng ruộng rất quan trọng để đánh giá hiện trạng đất, nước và cây trồng trong quá trình chuyển đổi từ canh tác lúa truyền thống sang canh tác hữu cơ. Các thí nghiệm trên đồng ruộng cần được thực hiện để hiểu rõ hơn về các quá trình chuyển hóa và thay đổi trong đất cũng như những phản ứng của cây trồng tại khu vực chuyển đổi.
Bằng cách nào
Ở mức độ cảnh quan, thực trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu, kim loại nặng, cacbon hữu cơ trong đất và hàm lượng nitơ tổng sẽ được đánh giá bằng cách lấy mẫu đất. Đối với thuốc trừ sâu, kim loại nặng và nước bề mặt (kênh tưới tiêu, ao, hồ…) cũng sẽ được thu mẫu. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng để cung cấp thông tin về sự phù hợp của các khu vực để chuyển đổi hữu cơ nhưng cũng để theo dõi các con đường ô nhiễm từ canh tác truyền thống. Thí nghiệm sẽ được thực hiện tại 3 tỉnh (Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp), trong đó Vĩnh Long sẽ là điểm thí nghiệm chính và được thu mẫu thường xuyên.
Thí nghiệm đồng ruộng sẽ chỉ được thực hiện tại Vĩnh Long trong khu vực được chọn để chuyển đổi mô hình canh tác. Theo đó, các ô thí nghiệm sẽ được thiết lập với ba lần lặp lại cho từng thử nghiệm như bón phân hữu cơ và silic, kiểm soát dịch hại hữu cơ… Trong các thử nghiệm đồng ruộng, một số vùng đất ướt sẽ được thiết lập nhằm cải thiện chất lượng nước bằng cách lọc các chất ô nhiễm do trầm tích và cũng để tăng cường sự đa dạng sinh học.
Kết quả thu được từ những điểm thí nghiệm cốt lõi sẽ được so sánh với các mô hình canh tác truyền thống. Nếu có thể, những khu vực thực hiện chuyển đổi canh tác lúa hữu cơ sẽ không cần xử lý chuyên dung (ví dụ, phân silic). Cuối cùng, một số thí nghiệm sẽ được thực hiện trong điều kiện nhà lưới tại trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam hoặc trường Đại học Bonn, Đức.
Kết quả mong đợi
Thông tin thu thập được ở cấp độ cảnh quan và đưa vào nền tảng kiến thức sẽ giúp xác định vị trí tối ưu cho việc canh tác lúa hữu cơ tại các tỉnh. Những thông tin này sẽ được sử dụng để phát triển bản đồ tiềm năng cho canh tác lúa hữu cơ.
Thí nghiệm trên đồng ruộng sẽ giúp tối ưu hóa việc bón phân hữu cơ và silic, kiểm soát dịch hại hữu cơ và tăng cường sự đa đạng sinh học. Chúng tôi kì vọng những kết quả này được chuyển giao và nhân rộng đến nhiều địa phương khác.
Rice quality assessment
Tại sao
Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam có diện tích 39.000 km2, là vùng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, cung cấp một nửa sản lượng gạo quốc gia. Việc thâm canh cây lúa phụ thuộc vào một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, hậu quả là tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.
Dự án OrganoRice sẽ thực hiện (thử nghiệm) phương pháp canh tác lúa hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu. Qua đó chất lượng gạo cần được kiểm chứng theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm chứng minh giá trị của canh tác theo hữu cơ không ảnh hưởng đến chất lượng gạo mà còn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Bằng cách nào
- Hàm lượng amylose
Hàm lượng amylose là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng gạo. Bột gạo đã khử chất béo hòa tan trong dung dịch NaOH. Phức hợp giữa iốt và amylose được định lượng bằng phép đo quang phổ ở bước sóng 620 nm. - Hàm lượng phenolic tổng số
Việc xác định hàm lượng phenolic tổng số sẽ được thực hiện bằng dịch chiết bột gạo trong methanol và thuốc thử phenol Folin-Ciocalteu. Độ hấp thụ của dung dịch được đo ở bước sóng 725 nm. - Khả năng chống oxy hóa
Xét nghiệm khử đồng dựa trên quá trình khử Cu(II) thành Cu(I) bằng tác động kết hợp của tất cả các chất chống oxy hóa trong mẫu thông qua phức hợp dẫn xuất Cu(I)-phenanthroline, phức hợp này được hấp thu ở bước sóng 570 nm. - Hàm lượng Anthocyanins và flavonoid(glycoside)s
Hàm lượng anthocyanin và flavonoid tổng số trong dịch chiết gạo sẽ được kiểm tra bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao khối phổ vì các hợp chất này có tầm quan trọng cao như chất chống oxy hóa tự nhiên. - Mùi thơm
Hương thơm được coi một đặc tính chất lượng quan trọng ở gạo. 2- Acetyl-1-pyrroline (2AP) là hợp chất chính tạo nên mùi thơm trong gạo và được định lượng bằng phân tích bởi headspace-GC-MS.
Kết quả mong đợi
Việc chuyển đổi canh tác lúa từ thâm canh sang canh tác hữu cơ có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gạo như một yếu tố chính trong việc xác định giá thị trường. Do đó, chất lượng gạo sẽ được đánh giá dựa trên lợi ích dinh dưỡng, mùi thơm và hương thơm.
Socioeconomics
Đánh giá việc chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ
Tại sao
Nhằm cung cấp thông tin tốt hơn cho quá trình ra quyết định và
xây dựng các điều kiện để đổi mạnh mẽ sang sản xuất lúa gạo hữu cơ tại đồng bằng sông Cửu Long. Viện Môi trường và An ninh Con người (UNU-EHS) của Đại học Liên Hợp Quốc giữ vai trò dẫn dắt chính trong việc tổng hợp các kiến thức từ khác nhóm khác nhau trong dự án OrganoRice về phân tích đa tiêu chí. Mục đích của phân tích này nhằm đánh giá việc chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo hữu cơ và xác định các phương án chuyển đổi giúp giảm thiểu tác động tiêu cực nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu của các bên liên quan.
Bằng cách nào
Nhóm nghiên cứu sẽ sẽ sử dụng phân tích đa tiêu chí để đánh giá quá trình chuyển đổi lúa gạo hữu cơ. Công cụ hỗ trợ ra quyết định này sẽ so sánh chi phí và lợi ích tương đối của các phương pháp khác nhau trong việc sản xuất lúa. Để đánh giá các phương pháp tốt nhất để chuyển đổi thành công sang lúa gạo hữu cơ, các tiêu chí đánh giá chính sẽ được đồng xây dựng giữa các nhóm, đối tác trong và ngoài dự án. Dữ liệu từ các nhóm,ví dụ như lợi ích kinh tế và phi kinh tế của nông nghiệp hữu cơ, sẽ cho biết hiệu quả của các tiêu chí đối với các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau (Xem hình). Các kết quả sẽ được tích hợp vào một đánh giá tổng thể.
Kết quả mong đợi
Phân tích đa tiêu chí nhằm đánh giá một cách toàn diện và định lượng việc thực hành chuyển đổi từ sản xuất lúa truyền thống sang
lúa hữu cơ. Kết quả từ đánh giá này có thể là một cách mang lại hiệu quả truyền thông cao trong việc giải thích lợi ích và tính khả thi của các phương pháp tiếp cận nông nghiệp bền vững hơn cho nông dân và nhà quản lý. Ngoài ra, thông tin hữu ích về các thực hành tốt nhất để đạt được lợi ích tối đa cho nhiều người nhất có thể giúp giảm thiểu các hậu quả tiêu cực không mong muốn của việc chuyển đổi và đảm bảo mọi người có thể tiếp cận tốt nhất các lợi ích kinh tế bền vững đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên.
Market
Định nghĩa – Lý do
Việc chuyển đổi sang thực hành hữu cơ chỉ hữu ích thị trường đầu ra có tiềm năng. Nhằm hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi trong thị trường, cần có một bản đồ cơ hội với các tổ chức, lộ trình và những cân nhắc để tồn tại được trên thị trường. Chân dung khách hàng/ người tiêu thụ cuối cùng cần được xác định và được thông tin về những lợi ích của việc tiêu thụ gạo hữu cơ vì chính họ là những người đánh giá cuối cùng, từ đó thể hiện mức tiêu thụ của thị trường.
Ngoài ra, các nhân tố khác liên quan đến thị trường như nhà sản xuất, thương nhân, người bán buôn và chính quyền cũng cần được khuyến khích để hỗ trợ cả quá trình chuyển đổi ban đầu và cung cấp khả năng tiếp cận thị trường liên tục.
Bằng cách nào
Bao gồm các tác nhân thị trường khác nhau trước hết có nghĩa là hiểu nhu cầu trong các vai trò khác nhau của họ trong chuỗi giá trị. Tổng hợp dữ liệu và thông tin hiện có cũng như các cuộc thảo luận bàn tròn sẽ giúp hiểu rõ hơn và tạo thành cơ sở vững chắc cho việc xác định và cấu trúc các nhu cầu. Những nhu cầu đó sẽ được liên kết
và tích hợp với dữ liệu và thông tin được tạo ra bởi dự án và các đối
tác của dự án, cũng như công cụ kỹ thuật số về thông tin thị trường.
Kết quả mong đợi
Bản đồ cơ hội hợp nhất và nền tảng thông tin kỹ thuật số dựa trên tri thức sẽ dẫn đường đến thị trường, giúp xác định các sản phẩm tiềm năng và các quy trình cần thiết để đáp ứng nhu cầu và kì vọng của các
các tác nhân.
Việc theo dõi quá trình sản xuất và chế biến bằng kỹ thuật số mở ra cơ hội để truy cập và liên lạc trực tiếp với các bên liên quan khác nhau và cuối cùng là người tiêu dùng.
Việc truy cập vào dữ liệu cho phép các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định sáng suốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiếp tục chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
Isotope tracing
Nội dung sẽ được bổ sung sau
Data
Định nghĩa – Lý do
Sự minh bạch và tri thức là hai chìa khoá chính trong quá trình chuyển đổi sản xuất lúa gạo truyền thống sang sản xuất lúa gạo hữu cơ. Thông tin phải được thu thập, sắp xếp và cung cấp cho tất cả những người tham gia thị trường ở dạng có cấu trúc để làm cơ sở cho việc xây dựng kiến thức ở các cấp độ khác nhau trong toàn bộ chuỗi giá trị. Điều này được áp dụng cho các kỹ thuật canh tác được truyền đạt đến nông dân cũng như là bằng chứng về tính chuyên nghiệp trong sản xuất để lấy các giấy chứng nhận sau này, hoặc thông tin dinh dưỡng để quảng bá đến người tiêu dùng rằng gạo được thực sự sản xuất hữu cơ.
Trong dự án, KIAG sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật để thu thập dữ liệu và chia sẻ kiến thức cũng như là nhà quảng bá tích cực cho các ý tưởng của dự án.
Bằng cách nào
Dựa trên thông số kỹ thuật do các bên liên quan tạo ra, “WeTrace”, một giải pháp công nghệ với nguồn mở đã được đưa ra để thu thập dữ liệu sản xuất từ trang trại đến bàn ăn. . Giải pháp này sẽ được cấu hình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và báo cáo dữ liệu trong suốt quá trình của dự án. Việc thu thập và đánh giá dữ liệu sẽ được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ với Đại học Cần Thơ. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được chuyển thành bản đồ cơ hội với các khuyến nghị và thông tin chi tiết cho các vùng trồng lúa hữu cơ tiềm năng, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Các phát hiện từ dữ liệu thu được và các thông tin cụ thể khác được cung cấp cho các nhóm đối tác tương ứng trên một nền tảng thông tin kỹ thuật số dựa trên tri thức sáng tạo.
Kết quả mong đợi
Một bản đồ cơ hội với các khuyến nghị và thông tin chi tiết về các khu vực trồng lúa hữu cơ tiềm năng sẽ được cung cấp cho các bên liên quan để đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa hữu cơ trong khu vực.
Nền tảng thông tin hỗ trợ luồng dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu sẽ có sẵn cho tất cả các bên liên quan từ nông dân đến thương nhân đến nhà hoạch định chính sách.
Công cụ “WeTrace” và dữ liệu trong hệ thống sẽ được cung cấp cho các nhu cầu cụ thể về gạo hữu cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Với sự hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và các bộ ngành, ngành, dự thảo đầu tiên về lộ trình tiềm năng để chứng nhận sản xuất lúa gạo hữu cơ đã được hình thành.