Hội Thảo Quốc Tế
“NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ – SẢN XUẤT BỀN VỮNG 2025” (ISOP 2025)
Thời gian: từ ngày 03/11/2025 đến ngày 06/11/2025
Hội thảo quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ – sản xuất bền vững 2025” được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm vụ Nghị định thư “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường cho sản xuất lúa gạo hữu cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long” (Mã số: NĐT/DE/22/29) gọi tắt dự án OrganoRice, hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.
Địa điểm: Hội trường khu phức hợp RLC, Trường Đại học Cần Thơ, Khu 2, Đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh và tiếng Việt (có phiên dịch)
Các chủ đề của hội thảo:
Hội thảo bao gồm các báo cáo nghiên cứu và thực tiễn liên quan đến các chủ đề sau đây:
Sản xuất và ứng dụng phân bón hữu cơ trong canh tác
Các nghiên cứu liên quan đến tác động của phân bón hữu cơ (như phân chuồng, phân xanh, compost, khoáng tự nhiên) đến độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng; ứng dụng phân bón silic; đánh giá nguy cơ ô nhiễm độc chất (cả hữu cơ và vô cơ) trong quá trình sử dụng phân bón.
Kiểm soát dịch hại trong canh tác hữu cơ
Các nghiên cứu liên quan đến kiểm soát sâu, bệnh và dịch hại trong nông nghiệp hữu cơ; tác động của các biện pháp canh tác hữu cơ lên mầm bệnh, côn trùng và hạn chế cỏ dại; ảnh hưởng của kiểm soát dịch hại bằng phương pháp hữu cơ đến năng suất và chất lượng cây trồng.
Giải pháp tưới tiêu và kiểm soát ô nhiễm cho canh tác bền vững
Các nghiên cứu liên quan đến tối ưu hóa nước tưới; quản lý thủy lợi trong sản xuất hữu cơ; các vấn đề ô nhiễm đất và nước, bao gồm ô nhiễm vô cơ (kim loại nặng) và hữu cơ (thuốc bảo vệ thực vật truyền thống, PAHs, PFAS, dioxin, vi nhựa); các cải tiến kỹ thuật tưới nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm và kiểm soát sâu bệnh.
Giống
Các nghiên cứu liên quan đến thử nghiệm giống cây trồng; đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh; chọn lọc các giống tối ưu phù hợp với sản xuất hữu cơ.
Thị trường cho sản phẩm hữu cơ
Các nghiên cứu liên quan đến thị trường cho các sản phẩm hữu cơ; thách thức và giải pháp trong tiếp thị sản phẩm hữu cơ; tối ưu hoá chi phí; mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng.
Quy trình chứng nhận hữu cơ và truy xuất nguồn gốc
Các nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của chứng nhận hữu cơ; quy trình chứng nhận hữu cơ; thách thức và rủi ro trong quá trình chứng nhận hữu cơ; truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng; quy trình thực hiện truy xuất nguồn gốc; ứng dụng công nghệ (nhật ký điện tử) trong truy xuất nguồn gốc.
Chính sách khuyến khích canh tác hữu cơ
Các báo cáo liên quan đến các chính sách hỗ trợ; hiệu quả và hạn chế của các chính sách (năng lực tư vấn, hướng dẫn…); các chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.
Sự tham gia của các bên liên quan
Yếu tố quyết định sự thành công của các bên tham gia; lợi ích của các bên tham gia; vai trò của các bên tham gia (chính quyền, công ty, nhà khoa học và nông dân) và các báo cáo có liên quan.
Giá trị kinh tế trong sản xuất hữu cơ
Lợi ích kinh tế bền vững của các sản phẩm hữu cơ; chi phí đầu tư; giải pháp tối ưu chi phí; xây dựng các mô hình sản xuất phát thải thấp dựa trên phương pháp canh tác hữu cơ và các báo cáo liên quan.
Đang dạng sinh học và hệ sinh thái
Tác động của phương pháp canh tác hữu cơ đến môi trường; đa dạng sinh học trong canh tác hữu cơ; xây dựng các hệ sinh thái khác nhau trong canh tác hữu cơ và các chủ đề liên quan.
CHƯƠNG TRÌNH (dự kiến)
Thứ Hai, ngày 03/11/2025 (từ 13 giờ 00 – 17 giờ 00)
- Báo cáo kết quả của dự án OrganoRice
- Tiệc chào mừng
Thứ Ba, ngày 04/11/2025 (từ 08 giờ 00 – 17 giờ 00)
- Phiên báo cáo khoa học
- Triển lãm posters và sản phẩm hữu cơ
Thứ Tư, ngày 05/11/2025 (từ 08 giờ 00 – 17 giờ 00)
- Phiên báo cáo khoa học
- Triển lãm posters và sản phẩm hữu cơ
- Tiệc Gala
Thứ Năm, ngày 06/11/2025 (từ 08 giờ 00 – 13 giờ 00)
- Tham quan sông Mekong
Hình thức báo cáo:
- Thuyết trình trực tiếp: Mỗi báo cáo trình bày trong 15 phút và thảo luận trong 5 phút.
- Trình bày dạng Poster: Mỗi báo cáo được trình bày trên giấy khổ A0 (841 x 1189 mm)
Tất cả các báo cáo tham gia hội thảo có thể được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt (phiên dịch song song diễn ra trong suốt chương trình hội thảo). Nếu chọn trình bày bằng tiếng Việt, các slide nên được chuẩn bị bằng tiếng Anh.
Thời gian nộp báo cáo tóm tắt và poster: đến hết ngày 01/08/2025. Để nộp tóm tắt, vui lòng sử dụng mẫu này. Tóm tắt không dài quá 1 trang A4 và phải được viết bằng tiếng Anh.



Lệ phí tham dự hội thảo
Đối tượng tham dự | Đăng ký sớm (đến 01/9/2025) | Đăng ký sau 01/9/2025) | Đăng ký tại chỗ (tất cả các ngày hội thảo) | Đăng ký tại chỗ (1 ngày) | Tham quan sông Mekong |
Bình thường | 1.000.000 ₫ | 1.300.000 ₫ | 1.600.000 ₫ | 800.000 ₫ | 1.200.000 ₫ |
Học viên, nghiên cứu sinh | 800.000 ₫ | 1.000.000 ₫ | 1.300.000 ₫ | 500.000 ₫ | 1.000.000 ₫ |
Phí đăng ký tham dự bao gồm tài liệu, quà lưu niệm, ăn trưa, nước uống, đồ ăn nhẹ vào giờ giải lao, đưa đón (khách sạn – điểm tổ chức hội thảo) và tiệc tối (chào mừng và gala). Phí đăng ký tham dự chưa bao gồm chuyến tham quan sông Mekong.
Tiệc chào mừng sẽ được tổ chức tại Ninh Kieu Riverside và tiệc Gala sẽ được tổ chức tại Lua Nep Restaurant
Thông tin chuyển khoản:
- Tên tài khoản: Đoàn Thị Trúc Linh
- Số tài khoản: 33364880439
- Ngân hàng: Vietcombank Cần Thơ
Chỗ ở: (tự túc)
Một số khách sạn đề xuất:
- Sheraton Hotel
- Ninh Kieu Riverside Hotel
- Lion 11 Hotel
- International Hotel
- Kim Tho Hotel
- Charmant suites a boutique Hotel Can Tho
Các khách sạn và nhà nghỉ khác có thể tham khảo trên booking.com hoặc agoda (≤2 km từ Trường Đại học Cần Thơ)
Di chuyển:
Đối với các chuyến bay bay thẳng đến sân bay Cần Thơ, Quý đại biểu vui lòng tự đặt xe di chuyển về khách sạn hoặc đến Trường Đại học Cần Thơ.
Đối với các bay đáp tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), BTC sẽ sắp xếp xe đưa đón. Vui lòng liên hệ BTC để được hỗ trợ.
Trong thời gian hội thảo diễn ra, BTC sẽ sắp xếp xe đưa đón mỗi ngày giữa khách sạn và địa điểm tổ chức hội thảo.
Xuất bản
Tất cả các tóm tắt phải được trình bày trong 1 trang theo mẫu[gc1] , viết bằng tiếng Anh và sẽ được xuất bản trong một quyển kỷ yếu hội thảo
Các báo cáo được Hội đồng khoa học chấp nhận đăng, tác giả có thể gửi bài tóm tắt mở rộng (tối đa 6 trang) và được xuất bản trực tuyến sau khi hội thảo kết thúc. Bài tóm tắt mở rộng phải được viết bằng tiếng Anh. Các bài tóm tắt mở rộng sẽ được Hội đồng khoa học đánh giá. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ ra mắt một số chuyên đề đặc biệt trên tạp chí truy cập mở SUSTAINABILITY về chủ đề này, chi tiết sẽ được thông báo sau.
Ban tổ chức
- Jack O’Connor (Trường Đại học Bonn, Đức)
- Lutz Weihermüller (Viện nghiên cứu Jülich, Đức)
- Tom Anders (KIAG Bonn, Đức)
- Châu Minh Khôi (Trường Đại học Cần Thơ)
- Đặng Duy Minh (Trường Đại học Cần Thơ)
Hội đồng khoa học
- Arne Kappenberg (Trường Đại học Bonn, Đức)
- Bei Wu (Viện nghiên cứ Jülich, Đức)
- Björn Thiele (Viện nghiên cứ Jülich, Đức)
- Gioia Emidi (Trường Đại học Bonn, Đức)
- Linda Klamann (Viện nghiên cứ Jülich, Đức)
- Nick Kupfer (Viện nghiên cứ Jülich, Đức)
- Joachim Spangenberg (Viện nghiên cứ Jülich và SERI, Đức)
- Casten Montzka (Viện nghiên cứ Jülich, Đức)
- Jurgen Ott (Công ty L.U.P.O., Đức)
- Nguyễn Thị Thu Nga (Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam)
- Huỳnh Kỳ (Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam)
- Khổng Tiến Dũng (Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam)
- Võ Quốc Tuấn (Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam)
- Lê Nguyễn Đoan Khôi (Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam)
Tư vấn và hỗ trợ
